Phí vận chuyển đường biển OF là gì? Và các yếu tổ ảnh hưởng đến OF

Bởi: ecus.vn - 29/04/2025 Lượt xem: 129 Cỡ chữ tru cong

Phí vận chuyển đường biển OF trong xuất nhập khẩu không cố định mà biến động theo nhiều yếu tố như khoảng cách vận chuyển, loại hàng hóa, biến động nhiên liệu, và mùa vụ. Do đó, việc hiểu rõ các yếu tố tác động và biết cách tối ưu chi phí OF sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết những yếu tố ảnh hưởng đến phí vận chuyển đường biển và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả hơn.

Tổng quan về phí OF xuất nhập khẩu đường thủy
Tổng quan về phí OF xuất nhập khẩu đường thủy

1. Phí vận chuyển đường biển là gì?

Phí vận chuyển đường biển tiếng anh là Ocean Freight (OF) là một trong những khoản chi phí quan trọng nhất trong giao thương quốc tế. Khoản phí này được trả cho hãng tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng gốc đến cảng đích.

Việc hiểu rõ về phí Ocean Freight không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà còn tăng tính cạnh tranh trong xuất nhập khẩu. Hiện nay, do sự phát triển của thương mại toàn cầu, phí vận chuyển đường biển có xu hướng biến động mạnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Đọc thêm: Ưu và nhược điểm của quy trình xuất khẩu hàng hóa đường biển

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí Ocean Freight

Phí vận chuyển đường biển OF bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

2.1 Khoảng cách và tuyến đường

Khoảng cách giữa cảng đi và cảng đến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chi phí vận chuyển. Tuyến đường càng dài, chi phí càng cao. Bên cạnh đó, tuyến đường có nhiều điểm trung chuyển cũng có thể khiến giá cước tăng lên do chi phí phát sinh tại mỗi cảng trung gian.

2.2 Loại tàu và hãng tàu

(1) Tàu container: Phù hợp với hàng hóa tổng hợp, có giá cước ổn định hơn.

(2) Tàu rời (Bulk Carrier): Chuyên vận chuyển hàng rời như ngũ cốc, than đá, quặng sắt.

(3) Tàu chở dầu (Tanker): Chuyên chở dầu mỏ, hóa chất.

Các hãng tàu lớn như Maersk, MSC, CMA CGM thường có mức giá cao hơn nhưng đi kèm với dịch vụ chất lượng và độ tin cậy cao.

2.3 Thời điểm và mùa cao điểm

Trong mùa cao điểm (thường từ tháng 8 đến tháng 12), nhu cầu vận chuyển tăng cao, kéo theo giá cước tăng. Ngược lại, trong mùa thấp điểm, giá cước có thể giảm đáng kể.

2.4 Loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Hàng hóa có giá trị cao, dễ hư hỏng hoặc nguy hiểm thường có chi phí vận chuyển cao hơn do yêu cầu đặc biệt về bảo quản và an toàn.

2.5 Giá nhiên liệu (bunker surcharge)

Giá dầu biến động mạnh ảnh hưởng đến chi phí vận hành tàu, dẫn đến sự thay đổi trong phí vận chuyển.

Có 02 loại phí OF phổ biến trong vận tải đường biển
Có 02 loại phí OF phổ biến trong vận tải đường biển

3. Các loại phí OF phổ biến trong xuất nhập khẩu

- Basic Ocean Freight (BOF): Là phí cơ bản mà hãng tàu tính cho việc vận chuyển container từ cảng đi đến cảng đến.

- Phí phụ đi kèm OF bao gồm:

  • Bunker Adjustment Factor (BAF): Phí điều chỉnh nhiên liệu
  • Currency Adjustment Factor (CAF): Phí điều chỉnh tỷ giá
  • Terminal Handling Charge (THC): Phí xử lý hàng hóa tại cảng
  • Peak Season Surcharge (PSS): Phụ phí mùa cao điểm

Ngoài ra, còn có các phụ phí khác như phí an ninh, phí lưu kho nếu hàng bị giữ lại tại cảng.

Đọc thêm: FSC là gì? Và các loại phí trong xuất nhập khẩu

4. Cách tính phí OF trong xuất nhập khẩu

​Giá cước vận chuyển đường biển đến Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về giá cước vận chuyển container từ các cảng quốc tế chính đến Việt Nam:​

A. Từ Trung Quốc đến Việt Nam

Giá cước vận chuyển container tham khảo từ Trung Quốc về Việt Nam như sau:

Cảng đi (Trung Quốc)

Cảng đến (Việt Nam)

20’DC (USD)

40’DC (USD)

Thời gian vận chuyển (ngày)

Ninh Ba (Ningbo)

Hồ Chí Minh

50

80

6

Ninh Ba (Ningbo)

Hải Phòng

20

55

6

Thượng Hải (Shanghai)

Hồ Chí Minh

80

120

6

Thượng Hải (Shanghai)

Hải Phòng

30

60

6

Thâm Quyến (Shenzhen)

Hồ Chí Minh

-20

10

2

Thâm Quyến (Shenzhen)

Hải Phòng

-20

-40

2

Lưu ý: Giá cước có thể âm do chính sách cân bằng container của hãng tàu.

B. Từ các quốc gia khác đến Việt Nam

Giá cước vận chuyển container đến cảng Hải Phòng từ một số cảng quốc tế như sau:​

Cảng đi

Cảng đến

20’DC (USD)

40’DC (USD)

Lịch trình (ngày)

Thời gian vận chuyển (ngày)

Singapore

Hải Phòng

80

150

Thứ 2, 4, 6

5

Hồng Kông (Hong Kong)

Hải Phòng

90

180

Thứ 3, 5, 7

4

Bangkok

Hải Phòng

70

130

Thứ 2, 4, 6

6

Manila (Bắc)

Hải Phòng

100

200

Thứ 2, 6

7-9

Thượng Hải (Shanghai)

Hải Phòng

60

120

Thứ 3, 5, 7

6-8

Lưu ý: Đây là bảng giá tham khảo. Để nhận báo giá chi tiết và cập nhật mới nhất, vui lòng liên hệ với hãng tàu muốn cân nhắc làm đối tác vận chuyển.

5. Cách tối ưu phí OF trong xuất nhập khẩu đường biển

(1) Chọn hãng tàu uy tín: Lựa chọn các hãng tàu có lịch trình ổn định, dịch vụ tốt và chi phí hợp lý để tránh rủi ro giao hàng chậm trễ.

(2) Hợp nhất lô hàng: Gửi ghép container (LCL) thay vì FCL đối với các lô hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí.

(3) Tính toán tuyến đường hiệu quả: Chọn tuyến đường giảm trung chuyển để giảm thiệt hại về thời gian và chi phí.

(4) Thương lượng phí ocean freight: Làm việc với forwarder hoặc hãng tàu để được giá tốt nhất, đặc biệt khi có khối lượng hàng lớn.

Trên đây là những chia sẻ từ Hải quan điện tử ECUS về loại phí vận chuyển đường biển - Ocean Freight (OF). Đơn vị biết cách tối ưu chi phí vận tải biển sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh. Việc quản lý tốt chi phí vận chuyển đường biển cũng sẽ mang lại lợi ích lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Dương Nguyễn