Hướng dẫn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Bởi: ecus.vn - 06/05/2025 Lượt xem: 3 Cỡ chữ tru cong

Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo tuân thủ pháp lý và tối ưu chi phí. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về quy trình nhập khẩu hàng hóa, giúp bạn hiểu rõ các bước và thủ tục quan trọng để thực hiện việc nhập khẩu hiệu quả và thuận lợi.

khái niệm nhập khẩu hàng hóa
Cần hiểu đúng về khái niệm nhập khẩu hàng hóa theo Luật thương mại

1. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về XNK hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các hàng hóa sau sẽ bị cấm nhập khẩu:

  • Vũ khí, đạn dược và các vật liệu gây nổ.
  • Các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng.
  • Các loại hóa chất thuộc danh mục hóa chất bị cấm theo quy định.
  • Các loại pháo, đèn trời, các thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
  • Các loại phế thải, phế liệu, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
  • sản phẩm, vật liệu chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
  • Thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm tại Việt Nam.
  • Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.
Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định

2. Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa

Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa là một phần quan trọng trong quy trình nhập khẩu vào Việt Nam, giúp cơ quan chức năng kiểm tra, xác nhận và xử lý thủ tục thông quan. Dưới đây là các giấy tờ cần có trong hồ sơ nhập khẩu hàng hóa:

- Vận đơn liên quan (nếu được Cơ quan hải quan yêu cầu phải xuất trình).

- Hợp đồng kinh doanh.

- Hợp đồng thương mại.

- Phiếu đóng gói hàng hóa.

- Bản kê thông tin chi tiết của loại hàng hóa nhập khẩu.

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa.

- Giấy chứng nhận phân tích.

- MSDS (trường hợp hàng hóa là hàng nguy hiểm hoặc chất cấm).

- Các giấy tờ khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu nếu cần thiết.

quy trình nhập khẩu hàng hóa
Nắm rõ từng bước trong quy trình nhập khẩu

3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa đúng chuẩn cho người mới bắt đầu

Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Hiểu rõ các bước và thủ tục trong quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bước 1: Chuẩn bị

Xác định rõ hàng hóa thuộc diện nhập khẩu nào? 

Doanh nghiệp cần xác định rõ loại hàng hóa của mình để thực hiện đúng và đủ các thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu. Cụ thể, cần xác định xem hàng hóa của mình có thuộc một trong các diện sau không:

- Hàng hóa bị cấm nhập khẩu: Một số loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam (đã đề cập tại Phần 1 trong bài viết).

- Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Những mặt hàng này yêu cầu phải được đăng ký với các cơ quan chức năng trước khi nhập khẩu và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi lưu hành trên thị trường Việt Nam.

- Hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu: Đối với một số sản phẩm đặc thù, doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu hoặc phải đáp ứng các điều kiện do các Bộ, Ngành chức năng quy định. Các sản phẩm này đã được nêu trong Phụ lục III, Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

- Đăng ký xin cấp phép.

Theo quy định, chỉ có các pháp nhân đã đăng ký thành lập doanh nghiệp mới có thể nhập khẩu hàng hóa. Hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Trong đó: 

- Đăng ký chữ ký số: Doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số tại một nhà cung cấp dịch vụ đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Sau khi có chữ ký số, doanh nghiệp sẽ sử dụng để khai hải quan điện tử qua trang web của Tổng cục Hải quan.

- Đăng ký hệ thống thông quan tự động (VNACCS): Người khai hải quan cần đăng ký tài khoản và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS. Có thể lựa chọn phần mềm miễn phí từ Tổng cục Hải quan hoặc phần mềm của các công ty công nghệ được chấp thuận như Phần mềm hải quan điện tử ECUS của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn.

- Kiểm tra chuyên ngành: Các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải đăng ký với cơ quan chức năng tương ứng để thực hiện kiểm tra khi nhập khẩu.

- Xin giấy phép nhập khẩu: Đối với các sản phẩm yêu cầu giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp cần xin cấp phép từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Xác định phân loại hàng hóa.

Xác định phân loại hàng hóa (HS) là bước quan trọng để xác định thuế quan. Doanh nghiệp có thể tra cứu mã số HS của hàng hóa.

Bước 3: Xác định mức thuế phí phải nộp

  • Thuế nhập khẩu
  • Thuế GTGT
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ

Bước 4: Thực hiện khai tờ khai hải quan, nộp thuế đầy đủ để thông quan hàng hóa.

Bước 5: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho để bảo quản.

Bước 6: Lưu trữ hồ sơ chứng từ.

Tóm lại, quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các thủ tục pháp lý và giấy phép cần thiết. Việc xác định đúng diện hàng hóa và chuẩn bị hồ sơ đúng quy định sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Nguyệt Nga

📅 Xuất bản ngày 06/5/2025